Báo cáo với đoàn giám sát về công tác thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014-2018, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh nêu rõ: Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn chú trọng tổ chức, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Luật PCCC, các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và địa phương về công tác PCCC. Thực hiện tốt công tác phối hợp trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC.
Công tác tuyên truyền PCCC được chủ trọng đẩy mạnh với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, mang lại hiệu quả cao. Công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC và ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn an toàn PCCC được thực hiện nghiêm túc.
Trong giai đoạn 2014-2018, lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết350 hồ sơ đề nghị thẩm duyệt về PCCC và đã nghiệm thu 329 dự án công trình. Các trường hợp đề nghị cấp phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổđược thực hiện đúng theo quy định. Công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về PCCC được thực hiện nghiêm túc. Công tác chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn được thực hiện kịp thời.
Trong giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn tỉnh xảy ra 85 vụ cháy, làm bị thương 5 người, thiệt hại về tài sản trị giá 11.677 triệu đồng và 4,04 ha rừng (chủ yếu là thực bì, lau sậy). Công tác xây dựng lực lượng PCCC được thực hiện đúng theo luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhiều năm liền, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra cháy lớn gây chết người.
Tuy nhiên, công tác PCCC, trong những năm qua vẫn còn bộ lộ một số tồn tại, hạn chế đó là: Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC có nơi, có lúc chưa được thực hiện thường xuyên. Tổ chức lực lượng PCCC ở một số nơi chưađáp ứng yêu cầu đề ra. Chế độ, chính sáchđối với lực lượng PCCC, lựclượng tham gia chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng Cảnh sát PCCC còn hạn chế.
Một số địa phương chưa thực hiện tốt phương châm " 4 tại chỗ"trong phòng cháy, chữa cháy. Công tác kiểm tra, chấn chỉnh và khác phục thiếu sótvề PCCC ở một số địa phương, đơn vị, cơquan doanh nghiệp chưa kịp thời. Đặc biệt nhiều cơ quan, đơn vị thuộc diện là cơ sở nguy hiểm về cháy nổ nhưnng không thực hiện mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định…
Tại buổi giám sát, các ngành, địa phương đã tham gia thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật về công tác PCCC và đưa ra một sốđề xuất, kiến nghị đối với Đảng, Quốc hội và Chính phủ như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với các tổ chức Đảng về công tác PCCC và CNCH; bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác PCCC-CNCH; tăng cường giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật về PCCC; Ban hành cácvăn bản quy định về chế độ kinh phí cho hoạt động PCCC-CNCH…
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện tốthơn nữa các chính sách pháp luật, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của địa phương về công tác PCCC. Thực hiện tốt công tác PCCC với phương châm phòng là chính, chống tích cực. Trong thời gian tới, các ngành, địa phương cần nhanh chóng khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC và CNCH đã được nêu ra.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chíBùi Văn Phương, TUV, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương cần tìm ra những chính sách, chế độchưa hợp lý, thiếu đồng nhất trong công tác PCCC và có giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đồng chí đề nghị các ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm, thực hiện tốt công tác tuyên truyền về PCCC. Việc kiểm tra, giám sát về PCCC cần có trọng tâm, trọng điểm. Những nơi có vi phạm các quy định về PCCC cần phải xử lý nghiêm.
Lực lượng chuyên trách, lực lượng dân phòng về PCCC cần được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên và được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ để cứu chữa kịp thời các vụ cháy xảy ra.
Trần Dũng, Anh Tuấn