Nếu bạn đang muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch thì việc quan trọng cần làm là phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh homstay trước khi đưa cơ sở của mình vào hoạt động. Dưới đây là những thông tin cần thiết cho việc xin cấp giấy phép kinh doanh homestay.
Giấy phép kinh doanh homestay là gì?
Giấy phép kinh doanh homstay là giấy tờ quan trọng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực du lịch.
Khi có giấy phép kinh doanh homestay thì bạn sẽ hợp pháp trong việc kinh doanh lưu trú cho khách du lịch. Chủ nhân homestay có thể cung cấp các dịch vụ như cho thuê phòng, cung cấp tiện nghi và dịch vụ liên quan khác để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hàng.
Điều kiện để xin cấp giấy kinh doanh homestay
*An toàn tiện nghi: Homestay phải đảm bảo về an toàn, tiện nghi cho khách hàng với các thiết bị cần thiết như: Quạt, đèn, giường, nệm, đồ dùng cá nhân, điều hòa, chốt phòng, phương án chống cháy nổ.
*Diện tích: Một homestay cơ bản phải đảm bảo các yếu tố như: Phòng tắm 3m2, phòng đôi 10m2, phòng đơn 8m2.
*Hoạt động: Homestay sẽ hoạt động là hình thức dịch vụ du lịch, để khách lưu trú trải nghiệm cuộc sống như người dân bản địa.
*Bảng giá: Cần niêm yết công khai về bảng giá các dịch vụ mà homestay đang cung cấp cho khách lưu trú.
Bên cạnh đó, các homestay cần đáp ứng về điều kiện như an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường theo như quy định của pháp luật.
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh homestay
Bước 1: Đăng ký kinh doanh ở phòng Đăng ký kinh doanh .
Bước 2: Nộp đơn để đăng ký kinh doanh ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.
Bước 3: Kiểm tra chứng nhận về an ninh trật tự cũng như an toàn thực phẩm.
Bước 4: Kiểm tra quy định về tuân thủ phòng cháy, chữa cháy.
Bước 5: Gửi bộ hồ sơ tới chi cục thuế khi đã thực hiện xong thủ tục đề nghị cấp giấy phép, hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bên cạnh đó, nếu hồ sơ người dân nộp có sai sót thì cơ quan chuyên môn sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu bổ sung thông tin cho đầy đủ.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay
Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay gồm có:
*Tên hộ kinh doanh: ghi kèm SĐT và email để cơ quan chuyên môn liên hệ khi cần thiết.
*Ngành nghề: Kinh doanh dich vụ du lịch homestay.
*Ghi rõ số vốn bỏ ra để kinh doanh homestay.
*Ghi rõ số lao động cần sử dụng khi homestay hoạt động.
*Chữ ký và họ tên của người thành lập hộ kinh doanh
*Bản sao công chứng CCCD của người đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
*Hồ sơ đăng ký chứng nhận xếp hạng homestay
Để nâng cao chấp lượng của Homestay thì ngoài giấy phép kinh doanh, người dân muốn mở homestay cần đăng ký xếp hạng homestay tại sở VH- TT & du lịch tỉnh. Chi tiết bộ hồ sơ gồm có:
*Đơn đề nghị xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch (mẫu đơn theo phụ lục 1 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
*Bảng đánh giá chất lượng của homestay (theo Phụ lục 2 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
*Danh sách nhân viên homestay (Phụ lục 2 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
*Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh.
*Chứng nhận về việc bồi dưỡng nghiệp vụ của người sẽ quản lý homestay.
*Giấy xác nhận việc cam kết về phòng chống cháy nổ.
Thời gian xin các giấy tờ kinh doanh homestay
Thông thường thời hạn để cơ quan chuyên môn hoàn tất giấy tờ cho việc đăng ký kinh doanh homestay là từ 30 - 45 ngày làm việc. Sau khi thực hiện xong và được cấp phép thì homestay sẽ đủ điều kiện để đi vào hoạt động.
Trong quá trình thực hiện thủ tục, giấy tờ đăng ký kinh doanh homestay, nếu bạn gặp khó khăn và cần Luật sư tư vấn hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Người Hiểu Luật qua các kênh thông tin dưới đây.